Sức khỏe là tài sản quý báu của con người, bởi “có sức khỏe là có tất cả”. Thân nhiệt chính là chiếc cầu nối, thúc đẩy tình trạng sức khỏe con người. Hippocrates từng tuyên bố: “Bệnh gì không chữa được thì cứ dùng nhiệt”. Theo đó, khi thân nhiệt ổn định não mới chỉ huy tốt các hoạt động và cơ thể mới hạn chế bệnh tật. Vậy người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức nào? Mức thân nhiệt nào là đáng báo động, nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thân nhiệt của con người
Con người thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt, nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường mà duy trì ở mức ổn định để có thể tồn tại khỏe mạnh. Khi nhiệt độ tăng quá cao hoặc hạ thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người.
Độ tuổi
Tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau sẽ có mức thân nhiệt khác nhau. Trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Nguyên nhân là bởi sự gia tăng các hoạt động vật lý lẫn chuyển hóa khi lớn lên.
Vận động
Khi chúng ta tập thể dục, làm việc nặng hay vận động sẽ cảm thấy người nóng lên, mồ hôi toát ra nhiều. Nguyên nhân là bởi thân nhiệt của bạn đang tăng lên. Sự vận động của các khối cơ sinh ra nhiệt. Vận động mạnh có thể làm nhiệt độ trung tâm của cơ thể tăng lên đến 2 độ C hoặc hơn. Lúc này, cơ thể sẽ giãn nở lỗ chân lông, toát ra mồ hôi để điều tiết lại thân nhiệt.
Bệnh lý
Khi cơ thể gặp phải các bệnh lý cũng khiến thân nhiệt có sự thay đổi. Hay nói cách khác, trong một số trường hợp, thân nhiệt lại là yếu tố giúp ta phát hiện bệnh lý.
Khi thân nhiệt tăng (sốt), cơ thể có thể đang mắc phải các bệnh lý như nhiễm trùng, cường giáp, u tuyến thượng thận,… Ngược lại, trường hợp thân nhiệt giảm (cảm lạnh) báo động cơ thể đang gặp phải bệnh tả thể giá lạnh, suy giáp,…
Chênh lệch thân nhiệt giữa các vùng cơ thể
Một sự thật ít biết khác chính là giữa các vùng trên cơ thể con người có sự chênh lệch thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể chuẩn thường được đo ở vùng nách, trán. Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, mức nhiệt độ đo ở hai vùng này giao động trong khoảng 35°C đến 37.5°C. Điều này lí giải cho lý do vì sao có những lần đo thân nhiệt, nhiệt kế hiển thị 35°C nhưng bạn vẫn khỏe mạnh bình thường.
Một số vùng khác có nhiệt độ cao hơn như tai (36,4 °C – 38 °C), hậu môn (36,6 °C – 38 °C),…
Nhịp độ sinh học
Trong một ngày, nhiệt độ cơ thể của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào đồng hồ sinh học của bạn, mức chênh lệch nhiệt độ nằm trong khoảng 1°C. Cụ thể, thân nhiệt sẽ giảm dần vào buổi đêm lúc đang ngủ và tăng nhẹ vào buổi sáng khi thức dậy. Thời gian thân nhiệt đạt tối đa là vào chiều tối.
Sự thay đổi thời tiết
Nhiệt độ của cơ thể còn có sự thay đổi nhẹ theo thời tiết. Thân nhiệt của con người giữa mùa đông và mùa hè là khác nhau.
Tinh thần căng thẳng
Lúc căng thẳng, stress, cơ thể con người có những phản ứng, nội tiết tố và thần kinh bị kích thích dẫn đến thay đổi nhiệt độ cơ thể từ 0.5 đến 1 độ C…
Mối quan hệ mật thiết giữa thân nhiệt và sức khỏe
Theo báo cáo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, thân nhiệt và sức khỏe con người có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36.5°C – 37.5°C, lúc này mao mạch bà cơ bao quanh mạch co bóp tốt, đẩy máu tới nuôi sống tế bào, thu dọn chất thải, chất bài tiết. Hệ thần kinh trung ương kết nối với hệ thần kinh ngoại biên quản lý tất cả các cơ quan của cơ thể, đảm bảo cho hoạt động sống diễn ra một cách bình thường.
Ngược lại, khi thân nhiệt hạ thấp hoặc tăng cao, các tế bào sống mất đi khả năng hoạt động bình thường, não bắt đầu tích tụ độc tố, thiếu hụt oxy, dưỡng chất, ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác, gây ra một số bệnh nhất định. Thậm chí, thân nhiệt vượt quá mức bình thường có thể dẫn tới hôn mê, ngất xỉu, nặng hơn có thể gây tử vong.
Người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức nào?
Nhiều người thường cho rằng thân nhiệt của con người lúc khỏe mạnh là 37°C, khi mức nhiệt độ nhỏ hoặc lớn hơn mức nhiệt đó là có vấn đề. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm và bạn không nên quá lo lắng hoặc nghĩ rằng nhiệt kế của mình bị hư.
Bởi lẽ, người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36.5°C – 37.5°C. Do các yếu tố ảnh hưởng đã đề cập ở trên, mức thân nhiệt của con người có sự thay đổi nhẹ, không phải lúc nào cũng duy trì 37°C.
Cách tăng, giảm thân nhiệt
Khi bạn bị sốc nhiệt, sốt hoặc hạ thân nhiệt, để giúp cơ thể khỏe mạnh trở lại, cần phải điều tiết lại thân nhiệt về mức ổn định. Có một số cách tăng, giảm thân nhiệt có thể áp dụng như sau:
Tăng thân nhiệt
- Giữ ấm trong thời tiết lạnh: mặc nhiều áo ấm, mang tất, quàng khăn, sử dụng miếng dán giữ nhiệt;
- Sử dụng rượu trong mức cho phép: uống một ít rượu cũng giúp thân nhiệt của bạn tăng lên;
- Thường xuyên vận động, tập thể dục;
- Chườm nóng;
- Giữ an toàn cho trẻ em và người già khi ở ngoài
Giảm thân nhiệt
- Chườm nước đá, chườm lạnh vào mu bàn tay, chân, nách, bẹn, trán;
- Giúp cơ thể thông thoáng;
- Uống nhiều nước;
- Bổ sung vitamin C,…
Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia y học Mỹ, hiện nay, thân nhiệt của con người đang giảm dần. Người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36.5°C – 37.5°C, hoặc có thể thấp hơn. Nguyên nhân bởi con người hiện đại ít vận động hơn, các công việc chân tay cũng đã có máy móc giúp đỡ. Do vậy, chúng ta nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ để duy trì mức thân nhiệt ổn định cho một sức khỏe tốt nhất.
Bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “người bình thường có thân nhiệt duy trì ổn định ở mức bao nhiêu?”. Hy vọng rằng các bạn có thể tìm cho mình những thông tin hữu ích nhất về sức khỏe cho mình.