Hiện nay Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định rất rõ ràng về tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài. Nếu như bạn chưa biết gì về thông tư này thì không nên bỏ qua bài viết này đâu.
Những quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì?
Dự trữ bắt buộc (hoặc tỷ lệ dự trữ bắt buộc) là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo về tính thanh khoản.
Các ngân hàng thương mại có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng tuyệt đối không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Trong trường hợp thiếu hụt tiền thì mặt các ngân hàng thương mại buộc phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để có thể đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ chính của ngân hàng trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ của các ngân hàng.
Những quy định nào về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình TCTD (tổ chức tín dụng) và đối với từng loại tiền gửi so cho phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
Trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng quy định với trường hợp dưới đây:
Đối với các TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ thông qua công cụ dự trữ bắt buộc thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi sẽ bằng đồng Việt Nam được áp dụng theo đúng quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, sẽ có 03 trường hợp sau mà tổ chức tín dụng không cần dự trữ bắt buộc:
Các TCTD được kiểm soát đặc biệt: thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng mà TCTD đó bị Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, cho đến hết tháng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt;

TCTD chưa khai trương các hoạt động sẽ không thực hiện dự trữ bắt buộc cho đến khi hết tháng TCTD khai trương hoạt động;
TCTD được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc là có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
Thời gian để không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng tổ chức tín dụng được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, bị thu hồi Giấy phép có hiệu lực.
Các xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc (DTBB) trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc sẽ được Ngân hàng Nhà nước xác định cho từng tổ chức tín dụng riêng bằng cách lấy tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã quy định đối với tổ chức tín dụng theo từng loại tiền gửi ở trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được nhân với số dư bình quân tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc tại các tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc sẽ tương ứng theo từng loại tiền gửi.
Công thức dùng để tính dự trữ bắt buộc như sau:
DTBB= (Tỷ lệ DTBBi x HĐi)
Trong đó:
- DTBB: là số tiền phải dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc đối với cấc tổ chức tín dụng;
- Tỷ lệ DTBBi: được quy định đối với các tổ chức tín dụng tương ứng với tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc loại i sẽ được áp dụng trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc;
- HĐi: Số dư bình quân tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc loại i tại các tổ chức tín dụng trong kỳ xác định của dự trữ bắt buộc.
Số dư bình quân tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc tại các tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc sẽ được tính bằng cách cộng các số dư tiền gửi cần phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày tại các toàn hệ thống của tổ chức tín dụng (sẽ bao gồm trụ sở chính, các chi nhánh ở trong nước và các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc ở trong nước của các tổ chức tín dụng hoặc là trụ sở của chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong kỳ, rồi chia cho tổng số ngày trong kỳ để xác định dự trữ bắt buộc.
Công thức tính số dư bình quân tiền gửi như sau:
Số dư bình quân tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc= Tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB/ số ngày trong kỳ xác định DTBB
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc được hiểu là khoảng thời gian của tháng hiện hành timsh kể từ ngày đầu tiên của tháng đến hết ngày cuối cùng của tháng, sẽ bao gồm cả các ngày nghỉ, lễ, ngày Tết.
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc được xem là khoảng thời gian của tháng trước liền kề được tính kể từ ngày đầu tiên của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng, sẽ bao gồm cả các ngày nghỉ, lễ, Tết.
Tỷ lệ dự trữ tín dụng đối với các loại tổ chức tín dụng
Loại TCTD (tổ chức tín dụng) | Tiền gửi VND | Tiền gửi ngoại tệ | |||
Không kỳ hạn, có kỳ hạn nhưng dưới 12 tháng | Kỳ hạn bắt đầu từ 12 tháng trở lên | Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại nước ngoài | Tiền gửi khác mà không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng | Tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở đi | |
1. Các quỹ tín dụng nhân dân hoặc tổ chức tài chính tầm vi mô | 0% | 0% | 0% | 0% | 0% |
2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (tên viết tắt là Agribank) và ngân hàng hợp tác xã | 3% | 1% | 1% | 7% | 5% |
3. Các tổ chức tín dụng khác | 3% | 1% | 1% | 8% | 6% |
Với các thông tin về tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện nay mà chúng tôi cung cấp hi vọng bạn sẽ có cho mình một cái nhìn tổng quát về các tỷ lệ dự trữ của ngân hàng. Từ đó nếu như bạn muốn gửi tiền vào ngân hàng sẽ có thể cân nhắc chính xác các thời hạn mà mình muốn gửi.