Wash out là gì? Đây là câu hỏi chung của những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường chứng khoán. Là một thuật ngữ khá quan trọng, giúp bạn đánh giá tình hình một cách chính xác, nhanh chóng và tránh thua lỗ hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải nghĩa thuật ngữ này.
Giải đáp câu hỏi: Wash out là gì?

Để trả lời cho câu hỏi wash out là gì bạn cần căn cứ vào kiến thức chuyên ngành liên quan đến chứng khoán và sự biến động của thị trường này trong những năm qua.
Wash out là một trong những phiên giao dịch quan trọng mà các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý. Sự xuất hiện của tình trạng này dẫn đến hệ quả bán tháo cổ phiếu nhanh chóng, tạo sự sụt giảm nghiêm trọng trên thị trường. Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường chứng khoán sẽ được phục hồi từ đáy và có khả năng phục hồi thần kỳ.
Một phiên wash out có khả năng tạo ra sự rung lắc mạnh cho thị trường chứng khoán. Dẫn đến sự rũ bỏ hàng loạt lượng cổ phiếu nhỏ của các nhà đầu tư đu bám nhằm mục đích thoát khỏi thị trường nhanh chóng để hạn chế tối đa tình trạng thua lỗ. Điều này dẫn đến mất cân bằng trên thị trường tài chính, cụ thể là cung lớn hơn cầu.
Tuy nhiên hệ quả tích cực mà phiên wash out đỉnh điểm có thể mang lại chính là sự phục hồi nhanh chóng và quá trình tạo đáy diễn ra thành công.

Thực tế, tại các thị trường chứng khoán lớn ở nước ngoài, biên độ dao động của phiên wash out khá nhỏ vì vậy quá trình xác định đáy diễn ra với tốc độ nhanh hơn, chỉ cần sự xuất hiện của một phiên đỉnh điểm. Tại Việt Nam, do thị trường có sự khống chế biên độ giao dịch, cụ thể tại sàn HOSE +- 7%, sàn UpCOM +- 15%, sàn HNX +- 10%) vì vậy wash out cần trải qua từ một đến hai phiên giao dịch.
Hiểu một cách đơn giản, wash out tương tự như một Bear trap (nghĩa là bẫy giảm giá) nhằm làm giảm mạnh thị trường chứng khoán đang được bình ổn. Điểm khác biệt duy nhất giữa hai phiên giao dịch này chính là wash out có thể đạt đến đoạn cuối cùng của thị trường sau một loạt các chuỗi giảm liên tiếp nhau. Còn đối với Bear trap, đây là một phiên giảm điểm (hay điều chỉnh) đơn giản nhằm mục đích giảm bớt sức nóng của thị trường sau một thời gian dài tăng giá liên tiếp.
Tìm hiểu các ví dụ điển thị cho quá trình wash out trên thị trường
Tại thị trường Việt Nam cũng như nước ngoài đã xảy ra rất nhiều phiên wash out đỉnh điểm. Cụ thể các ví dụ được trình bày ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm wash out là gì?
Thị trường nước ngoài
Một ví dụ điển hình để minh chứng cho phiên wash out đỉnh điểm chính là thời điểm diễn ra sự kiện Brexit tại đất nước Anh vào ngày 24/06/2016. Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán trong toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Tại thị trường trong nước có thể lấy chỉ số VN-Index làm đại diện, lúc này đã giảm sâu đạt con số cực nhỏ chỉ – 34 điểm (tương đương với 5,5%). Đồng thời các loại cổ phiếu khác trên thị trường cũng đồng loạt giảm mạnh, đạt mức kịch sàn khoảng -7%.
Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, sau phiên wash out đỉnh điểm này thị trường bắt đầu phục hồi và có dấu hiệu đi lên mạnh mẽ chỉ trong một thời gian ngắn.
Thị trường Việt Nam
Tại Việt Nam có hai sự kiện gây ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán, dẫn đến sự xuất hiện của các phiên wash out đỉnh điểm, bao gồm:
Sự kiện Biển Đông (05/2014)

Đây là sự kiện mở màn cho việc Trung Quốc tiến hành xâm chiếm biển Đông, cụ thể sự xuất hiện của giàn khoan H81 trên biển đã đe dọa nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sự việc này đã tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán Việt Nam, tạo nên các chuỗi giảm mạnh cổ phiếu nghiêm trọng, kéo dài trong một khoảng thời gian khá lâu. Trong đó chỉ số VN-Index được đánh giá là giảm sâu nhất vào ngày 08/05/2014, đạt mức -35 điểm (khoảng 6,2%).
Sự kiện Bầu Kiên (tháng 8/2012)
Một ví dụ kinh điển cho phiên wash out lớn nhất tại Việt Nam chính là vụ Bầu Kiên. Ngay khi thông tin Bầu Kiên bị bắt giữ được công bố trên mạng vào ngày 20/08/2012 đến ngày hôm sau, chỉ số VN-Index đã có sự sụt giảm nghiêm trọng mất 21 điểm. Không chỉ vậy, tất cả các mã cổ phiếu trên thị trường lúc bấy giờ đều đồng loạt giảm kịch sàn. Dẫn đến sự bốc hơi một khoản tiền lớn trên thị trường lên đến 5 tỷ $.
Có thể nói đây chính là sự kiện gây nên nhiều dư chấn và cảm xúc nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam kể từ khi hình thành và phát triển. Bởi những ảnh hưởng của sự kiện này là khá lớn, tác động mạnh đến cả ngành tài chính Việt Nam. Do đó, khác với những phiên wash out thông thường, thị trường chứng khoán phải mất đến ba tháng mới có thể ổn định và phục hồi như ban đầu.
Hy vọng những thông tin được giải đáp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Wash out là gì”. Từ đó có những quyết định đầu tư chính xác trên thị trường chứng khoán. Giúp cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong thời gian dài.